Quantcast
Channel: Thông tin kỹ thuật | Bu lông Thọ An
Viewing all 117 articles
Browse latest View live

Vật liệu sản xuất bulong móng cấp bền 8.8

$
0
0

Hiện nay sản xuất bulong móng cấp bền 8.8 thường có hai cách sử dụng vật liệu phổ biến nhất:

bulong-mong-cap-ben-8-8

– Cách thứ nhất: Sử dụng vật liệu có độ bền gần đạt được cấp bền 8.8 như C45, sau khi sản xuất ra bulong thì phải nhiệt luyện để làm tăng cơ tính của bu lông.

– Cách thứ hai: Sử dụng vật liệu sản xuất bu lông đã đạt được cấp bền 8.8 như 40X, sử dụng dạng vật liệu này thì khi sản xuất ra bu lông ta không cần phải xử lại bu lông nữa vì bản thân vật liệu đã đủ tiêu chuẩn bền.

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị gia công các loại bulong móng nhưng phần lớn các đơn vị sản xuất bulong thường kém chất lượng, thiếu độ bền cần thiết việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình.

Vậy nguyên nhân nào khiến chất lượng bu lông không đáp ứng được nhu cầu thực tế khi sử dụng ? Dưới đây chúng tôi xin nêu ra một số nguyên nhân cho quý khách hàng tham khảo.

– Nguyên nhân một: Nhà sản xuất luôn luôn mong muốn bán sản phẩm với giá thấp nhất và vẫn có lợi nhuận

Do đó để có lợi nhuận các nhà sản xuất thường sử dụng vật liệu không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, cùng là các mác thép C45 hoặc 40Cr (40X) nhưng những thép nhập từ Trung Quốc luôn có cấp bền thấp hơn nhiều so với chứng chỉ, dù khi kiểm tra thành phần hóa học thì các thành phần chủ yếu như: C, Mn, Cr, Si, P, Ni vẫn đạt nhưng cấp bền lại thiếu rất nhiều.

Ví dụ: thép 40Cr của Trung Quốc giới hạn bền thường chỉ đạt 750 -790 Mpa trong khi tiêu chuẩn giới hạn bền thấp nhất của thép 40Cr là 980 Mpa.

Nếu sử dụng cùng mác thép 40Cr nhưng có nguồn gốc từ Nhật Bản thì giới hạn bền luôn đạt so với tiêu chuẩn.

Vậy để giảm tiền mua phôi thì nhà sản xuất thường chọn phôi của Trung Quốc thay vì mua phôi chuẩn từ Nhật Bản vì phôi thép từ Trung Quốc không những rẻ hơn mà sẵn hàng hơn.

Nguyên nhân thứ hai: Cấp bền của đai ốc.

Giả sử ta đã sản xuất ra được bulong có cấp bền 8.8 nhưng nhiều khi mang đi thí nghiệm thì cấp bền của bu lông lại không đạt được như yêu cầu, lý do thường nằm ở con đai ốc, hiện nay đai ốc rất ít loại có độ bền như nhãn mác, phần lớn các đai ốc xuất hiện trên thị trường thường chỉ có cấp bền 5 hoặc 6 rất ít loại có đủ cấp bền 8 hay cấp bền 10, các nhà sản xuất không chuyên nghiệp không hiểu điều này nên thường lắp bu lông có cấp bền đạt với đai ốc có cấp bền không đạt dẫn đến bu lông khi thí nghiệm không bao giờ đạt được cấp bền theo yêu cầu.

Nguyên nhân thứ ba: Có hiện tượng giảm cấp bền khi mạ kẽm nhúng nóng.

Quá trình mạ kẽm nhúng nóng tạm được hiểu  là ta đưa bu lông chưa mạ vào bể kẽm nóng chảy. Quá trình này diễn ra gần giống như một quá trình ram ( Xử lý ứng suất dư của kim loại sau tôi), kết quả là thép sẽ bị mềm đi và làm giảm đáng kể độ chịu lực của bu lông.

Đối với đai ốc khi nhúng nóng trong kẽm, các lớp kẽm sẽ lấp đầy phần chân ren, làm cho đai ốc không lắp vừa bu lông, để quá trình tháo lắp diễn ra thuận lợi hơn thì đai ốc sau mạ kẽm nhúng nóng phải được taro lại phần ren, điều này làm cho cấp bền của đai ốc bị giảm đi rất nhiều dẫn đến cấp bền của kết cấp bị giảm.

bulong_cap_ben_thuong


Kích thức bu lông neo, móng theo tiêu chuẩn

$
0
0

Bu lông móng hay bu lông neo có được tất cả các kích thước đường kính bu lông neo, móng làm chuẩn thì rất khó do đặc thù của mỗi công trình lại cần các chiều dài khác nhau, tuy nhiên các kích thước đường kính bu lông cơ bản ảnh hưởng đến khả năng làm việc của bulong neo, móng thì cần được quy định rõ ràng khi chế tạo. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi thực hiện các dự án, cần có các hồ sơ kỹ thuật cũng như là một tiêu chuẩn thực tế để đánh giá chất lượng bu lông.

Bulong móng hay còn gọi là bulong neo dùng để cố định các kết cấu, đặc biệt là kết cấu thép. Bu lông neo, móng được sử dụng nhiều trong thi công hệ thống điện, trạm biến áp, hệ thống nhà xưởng, nhà máy, nhà thép kết cấu.

Bulong neo, móng này được tham khảo từ các tiêu chuẩn sản xuất bu lông hàng đầu thế giới như GB, DIN, JIS, TCVN và qua các kinh nghiệm chế tạo bu lông thực tế.

  1. Tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo, móng kiểu L
tieu_chuan_bulong_mong_kieu_l

Bảng kích thước bu lông neo (móng) bẻ L

2. Tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo, móng kiểu J

tieu-chuan-bulong_mong_j

Bảng kích thước bu lông neo móng bẻ móc J

3. Tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo, móng cột kiểu L.A

tieu_chuan_blm_la

Bảng kích thước bu lông móng theo kiểu L.A

4. Tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo, móng cột kiểu J.A

tieu_chuan_bulong_neo_kieu_ja

Bảng kích thước bulong móng kiểu J.A

5. Tiêu chuẩn chế tạo bulong neo móng cột kiểu chẻ

tieu_chuan_bulong_kieu_che

Bảng kích thước bu lông kiểu chẻ dùng trong neo móng cột

Các kích thước mà chúng tôi đưa ra ở trên vừa là tiêu chuẩn sản xuất bulong neo, móng tại công ty chúng tôi vừa là tài liệu tham khảo hy vọng quý vị sẽ có được thông tin hữu ích từ chúng tôi cung cấp.

Phân loại bu lông liên kết

$
0
0

Bulong liên kết là một loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết với nhau, trong đó lực chịu tải chính là lực dọc trục, lực cắt không giữ vai trò quyết định, là chi tiết được dùng để lắp ráp hai chi tiết khác nhau vào một khối để sử dụng với các mục đích khác nhau, bulong liên kết được chia làm nhiều loại. Bu lông liên kết được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh, ít chịu tải trọng động, các chi tiết máy cố định.

Phân Loại Bulong Liên Kết:

1. Phân loại theo cấp bền:

Khi phân loại bu lông liên kết theo cấp bền loại bu lông này được chia thành các loại như sau:

  • Bulong liên kết theo cấp bền 4.6
  • Bulong cấp bền 5.6
  • Bulong 6.6
  • Bulong 6.8
  • Bulong 8.8 …

2. Phân loại theo bề mặt bao phủ:

Ở cách phân loại này bu lông liên kết được chia thành:

  • Bu lông đen (Plain)
  • Bu lông mạ kẽm điện phân
  • Bu lông mạ kẽm nhúng nóng
  • Bu lông xi vàng
  • Bu lông nhuộm đen.

3. Phân loại theo hình dạng:

Bu lông liên kết được phân loại theo các hình dạng:

  • Bu lông lục giác
  • Bu lông một đầu ren
  • Bu lông hai đầu ren
  • Bu lông neo móng….

Trên thị trường hiện nay phổ biến các loại bu lông liên kết có tên gọi như sau: Bulong thường xi, Bulong hàng đen 8.8, Bulong 8.8 xi trắng, Bu lông liên kết inox 201, Bulong inox 304Bulong thường xi xám tro, Bu lông liên kết cường độ cao 8.8

 

5 loại bu lông thông dụng trong công nghiệp xây dựng

$
0
0

Ngày nay, Bulong được sử dụng rộng rãi trong lắp ráp các chi tiết của máy móc, thiết bị công nghiệp, công trình xây dựng, cũng như trong công trình giao thông… Sản phẩm cơ khí này có khả năng ghép nối đơn giản, nhanh chóng chịu được tải trọng lớn cùng độ ổn định lâu dài, độ bền, giúp máy móc, thiết bị vận hành trơn tru và tăng tính bền vững cho công trình. Thọ An chuyên cung cấp giá bu lông tốt nhất. Dưới đây là 5 loại bu lông thông dụng trong công nghiệp xây dựng.

1. Bu lông lục giác

bulong-luc-giac-chim-cuong-do-cao

Đây là một trong những loại bu lông phổ biến nhất. Nó có dạng thanh trụ, một đầu có mũ 6 cạnh và đầu còn lại có ren để vặn với đai ốc. Bu lông lục giác có nhiều loại như bu lông lục giác chìm đầu trụ, bu lông lục giác chìm đầu mo, bu lông lục giác ren lửng, hay bu lông đầu bằng…

2. Bulong vòng

bulong-vong

Bu lông vòng được chế tạo dạng hình tròn ở đầu thay vì dạng đầu 6 cạnh như bulong lục giác. Loại bu lông này được chế tạo bằng thép, thép không gỉ hoặc bằng inox, giúp mối ghép có khả năng chịu được lực uốn, lực kéo tốt và luôn vững chắc, bền bỉ. Bu lông vòng được thiết kế để nâng hoặc treo các thiết bị, vật dụng tiện lợi và chắc chắn.

3. Bu lông cánh chuồn

bulong-canh-chuon

Loại bu lông này chế tạo từ thép carbon, thép không gỉ, đồng, inox và được xử lý bề mặt bằng mạ inox, kẽm hoặc được mạ kẽm nhúng nóng theo yêu cầu của khách hàng để hạn chế sự ăn mòn của không khí. Hình dạng đầu của chúng có thể là lục giác, dạng chảo, đầu bằng hay đầu chìm. Bulong cánh chuồn sử dụng cho những mối ghép cần phải thường xuyên tháo lắp. Khách hàng có thể chọn lựa nhiều chủng loại với bước ren, đường kính, chiều dài tùy theo nhu cầu sử dụng.

4. Bu lông móng chữ U

bulong-chu-u

Bulong móng hay còn được gọi là bulong neo sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Bu lông chữ U có dạng hình chữ U uốn tròn hoặc uốn vuông với mục đích dùng để liên kết các mối ghép cho đường ống, các vật liệu khác có bề mặt tròn.

5. Bu lông móng chữ J, I, L

bu-long-mong-1

Ngoài bu lông móng chữ U, trong lĩnh vực thi công, xây dựng còn sử dụng các loại bu lông móng khác như bulong hình chữ J, I, L. Sản phẩm được chế tạo bằng thép carbon, thép không gỉ, thép hợp kim, inox kim loại hoặc hợp kim màu.

Bu lông hình chữ J, I, L dùng để thi công trạm biến áp, hệ thống điện, hệ thống nhà máy, xưởng, nhà thép kết cấu như: bảng hiệu nặng, lắp dựng cột, kèo kết cấu thép, lắp đặt máy móc thiết bị, mái sảnh, thang thoát hiểm, …

Tiêu chuẩn bu lông DIN

$
0
0

DIN được thành lập vào năm 1917, tên ban đầu là Ủy Ban Tiêu Chuẩn Doanh Nghiệp Đức (NADI), năm 1926 được đổi tên thành Ủy Ban Tiêu Chuẩn Đức – hiện nay tổ chức này xử lý các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn của các sản phẩm công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Năm 1975 đổi tên thành DIN (Viện Tiêu Chuản Đức) và được Chính phủ  Đức công nhận như là một cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, đại diện cho quyền lợi của nước Đức trên đấu trường Châu Âu và Quốc tế.

tieu-chuan-din

Chữ viết tắt DIN thường không miêu tả được chính xác như Deutsche Industrienorm (Tiêu Chuẩn Doanh Nghiệp Đức), Nguyên nhân do nguồn gốc lịch sử của DIN là NADI. NADI đã đưa ra các tiêu chuẩn của họ là DI – Norm. Ví dụ như năm 1918 tiêu chuẩn đầu tiên được đưa ra là DI-Norm1 (tiêu chuẩn về chốt thon nhọn). Bởi vậy nhiều người vẫn thường nhầm tiêu chuẩn DIN với quy ước gọi tên DI – Norm cũ.

Cấu trúc của tiêu chuẩn DIN sẽ cung cấp thông tin về nguồn gốc của tiêu chuẩn (ký hiệu # biểu thị số)
•    DIN# sử dụng cho tiêu chuẩn Đức thể hiện chủ yếu ý nghĩa nội địa hoặc bước đầu tiên được thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế. E DIN # là tiêu chuẩn dự thảo và DIN V #  là tiêu chuẩn sơ bộ
•    DIN EN #  sử dụng cho các tiêu chuẩn của Đức có nguồn gốc từ các tiêu chuẩn Châu Âu
•    DIN ISO # là tiêu chuẩn Đức được cải biến từ Tiêu chuẩn ISO
•    DIN EN ISO # sử dụng trong trường hợp tiêu chuẩn Đức được công nhận như một tiêu chuẩn Châu Âu.

Deutsches Institut fur Normung – DIN 

DIN là tổ chức phi chính phủ thành lập nhằm xúc tiến hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, các hoạt động liên quan tại Đức và một số thị trường liên quan với mục tiêu tạo thuận lợi trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ cũng như họat động kinh tế. DIN đại diện cho nước Đức tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn Châu Âu (CEN và CENELECT) trong nỗ lực hoàn thiện một thị trường chung Châu ÂU.

bulong
Đến nay, có hơn 12000 tiêu chuẩn DIN được ban hành bao gồm các lĩnh vực sau: Đơn vị đo, phân tích nước, thiết bị đóng gói, xây dựng dân dụng (gồm cả vật liệu xây dựng, hợp đồng xây dựng (VOB), chống ăn mòn kết cấu thép, phân tích mẫu đất), thử nghiệm vật liệu (thiết bị thử nghiệm, cao su, nhựa, sản phẩm dầu, chất bán dẫn), ống thép, máy công cụ, vòng bi, mũi khoan, và công nghệ xử lý. Tuyển tập DIN (DIN Handbook) bao gồm các lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết bị bao gói, thép, ống thép và hàn. Phần lớn các tiêu chuẩn DIN đều được xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc được dịch sang tiếng Anh.

Tiêu chuẩn bu lông DIN:

bulong-dai-oc

  • Bu lông ren suốt tiêu chuẩn DIN 933
  • Bu lông ren suốt tiêu chuẩn DIN 558
  • Bu lông ren lửng tiêu chuẩn DIN 931
  • Bu lông ren lửng tiêu chuẩn DIN 601
  • Bu lông lục giác chìm D912
  • Bu lông đầu tròn cổ vuông DIN 603
  • Bu lông đầu bằng có dấu DIN 604
  • Bu lông móc DIN 444
  • Đai ốc theo tiêu chuẩn DIN 934

Để biết thêm về kích thước của các loại bu lông đai ốc theo tiêu chuẩn DIN mời quý khách hàng tham khảo bài viết Tiêu chuẩn Bu lông

Kí hiệu Bu lông đúng tiêu chuẩn

$
0
0

Bu lông là chi tiết điển hình trong mối ghép ren: Bu lông được tạo thành từ trụ tròn xoay có ren ngoài, đầu còn lại (tán) có thể lăng trụ vuông, cầu hoặc nón, lục giác đều…

 

bulong-2

 

Căn cứ vào chất lượng bề mặt ren và phần phụ trơn, ta có thể chia làm ba loại là: tinh, 1/2 tinh và thô. Đôi khi, theo sử dụng, bu lông có tên gọi khác nhau.

Biểu diễn bu lông trên bản vẽ nhất thiết phải đúng tiêu chuẩn về hình chiếu và vẽ theo quy ước.

Ký hiệu bu lông bao gồm: ký hiệu REN (ren, đường kính ngoài, bước ren) độ dài bu lông và số hiệu TCVN.

Ví dụ: M 10 X 80 TCVN 1892-76

Theo TCVN 1892-76: Bu lông tinh sáu cạnh đều. Kiểu I có d = 10 mm, chiều dài L = 80 mm… với các thông số trên, ta có thể chế tạo hoặc vẽ được bu lông theo yêu cầu.

Các loại bu lông –Ứng dụng trong nhà thép tiền chế

$
0
0

Liên kết bu lông là một loại liên kết phổ biến nhất cho nhà thép tiền chế do nó có khả năng chịu lực tốt, tính cơ động cao và dễ dàng trong công tác lắp dựng cũng như sửa chữa.

Bu lông là một cấu kiện được dùng để liên kết các chi tiết thành hệ thống, khung giàn hay một khối. Một bộ bu lông thường gồm thân bu lông, đai ốc hay còn gọi là ê cu và long đen.

cac-loai-bulong

Nguyên lý làm việc của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của bu lông và đai ốc để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.

Phần đầu bu lông có nhiều hình dạng khác nhau phục vụ cho các mục đích khác nhau như: bu lông đầu lục giác, đầu vòng, đầu cánh chuồn… Nhưng thông dụng và phổ biến nhất cho nhà thép tiền chế là loại bu lông đầu lục giác.

cac-loai-bu-long

Nhà thép tiền chế là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc, kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua ba giai đoạn chính: thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian ngắn.

Những công trình kiến trúc thường sử dụng loại nhà này gồm: nhà cao tầng, nhà xưởng, nhà trưng bày, nhà kho, siêu thị, công trình thương mại, …

Các bạn có thể tham khảo thêm cách phân loại bu lông trong bài viết Phân loại Bu lông cấp bền  Phân loại bu lông liên kết

Bu lông móc cẩu giá tốt

$
0
0

Thọ An chuyên phân phối các loại bu lông móc cẩu giá tốt.

Bu lông móc cẩu hay còn gọi là bu lông mắt được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 444, đạt cấp bền 4.6, 4.8, 5.6, 5.8, 6.6, 6.8, 8.8, SUS 201, 304, 316 với chủng loại kích thước đa dạng từ M8 đến M36, chiều dài từ 20 – 300.

bulong-moc-cau

Bu lông móc cẩu được xử lý bề mặt để bảo vệ chống ăn mòn bởi:

  • Đen mộc
  • Xi đen
  • Mạ kẽm điện
  • Mạ kẽm nhúng nóng

Thông số kỹ thuật:

tskt-bulong-moc-cau

Ngoài ra, sản phẩm của công ty Thọ An rất đa dạng về chủng loại với các mặt hàng: Bu lông liên kết cấp bền: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, 12.9; Bu lông cường độ cao: S10T, F10T, A325, A490; Bu lông, ốc vít Inox: SUS 201, SUS 304, SUS 316, SUS 410; Bu lông móng (Bu lông neo); Các loại: Vít gỗ, Vít Pake, vít tự khoan, vít bắn tôn, … Đinh hàn trong thi công sàn Deck, thi công cầu đường,…Sản xuất Bu lông theo bản vẽ. Các sản phẩm tuân theo các hệ tiêu chuẩn: DIN (Đức), JIS (Nhật Bản), ISO (Tiêu chuẩn Quốc tế), ASTM/ANSI (Mỹ), BS (Anh), GB (Trung Quốc), GOST (Nga) và TCVN (Việt Nam).

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH phát triển thương mại Thọ An

VPGD: Số 14/322 Lê Trọng Tấn – Quận Thanh Xuân – Tp. Hà Nội

Hotline: 0986.068.715 hoặc 0964.788.985

Email: bulongthanhren@gmail.com

Websitewww.bulongthanhren.vn / www.bulongcapben.vnwww.bulongthoan.vn


Phân loại và ứng dụng của thanh ren

$
0
0

Thanh ren hay ty ren, ty treo là chi tiết rất quan trọng trong lắp ghép, nó được sử dụng nhiều trong thi công các hạng mục xây dựng, gia công cơ khí. Tùy thuộc vào điều kiện sử dụng cũng như kết cấu mà người ta lựa chọn vật liệu và kích thước của thanh ren khác nhau.

Trên thị trường hiện nay thanh ren có rất nhiều kích thước, phù hợp với từng yêu cầu của các chủ đầu tư và công trình thi công được kí hiệu từ M6 đến M56. Phổ biến nhất là loại ty ren M6, M8, M10. Kí hiệu “ M6” chính là đường kính thực của thanh ren được tính theo đơn vị “mm”. Thanh ty ren được gia công với chiều dài từ 1 – 3m.

Phân loại và ứng dụng của thanh ren

Thanh ren thường được phân loại theo cấp bền hay dựa trên các đặc điểm và các đặc tính khác nhau của thanh ren mà phân loại.

1.    Thanh ren chịu lực còn được gọi là thanh ren cấp bền.

Thanh ren được sản xuất từ vật liệu thép cacbon thường, hợp kim thép. Thường được mạ kẽm và sử dụng trong các công trình xây dựng: nhà công nghiệp, trung tâm thương mại, chung cư…. Có chiều dài từ 1-3m, tối đa lên đến 6m. Với khả năng kháng cơ tính cao như: chịu mài mòn, cắt, kéo, chịu nén tốt. Vì vậy thanh ren cấp bền thường được sử dụng trong các kết cấu chi tiết máy nặng, thường xuyên phải chịu mài mòn hay tải trọng động.

thanh-ren-chiu-luc

Thanh ren cấp bền phổ biến:

  • Thanh ren cấp bền 4.8: là những thanh ren cấp bền thường, chịu được lực kéo tối thiểu là 400 Mpa = 4000 kg/cm2.
  • Thanh ren cấp bền 5.6: là những thanh ren cấp bền trung bình, chịu được lực kéo tối thiểu là 500 Mpa = 5000kg/cm2.
  • Thanh ren cấp bền 8.8: Là loại thanh ren cường độ cao, chịu đựng được lực kéo tối thiểu là 800 Mpa = 8000kg/cm2.

Được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp cơ khí bởi đặc tính kĩ thuật của nó có tính ưu việt chống chịu được với những tác động mạnh từ xung quanh, là chi tiết quan trọng trong lắp ghép máy móc.

2. Thanh ren Inoxthanh-ren-inox

Thanh ren Inox được chế tạo từ inox 201, 304, 316…. Sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc, công trình cấp thoát nước, thủy điện, công trình ven biển hay các chi tiết quan trọng trong máy móc. Có đặc tính nổi bật là chịu ăn mòn hóa học cao nên thanh ren Inox được ứng dụng rộng rãi, với tuổi thọ cao, thẩm mỹ đẹp hơn so với các loại thanh ren khác.

3. Thanh ren vuông

thanh-ren-vuong

Ngoài các loại thanh ren được phân loại dựa trên độ bền, đặc tính kỹ thuật còn có một loại thanh ren có hình dạng đặc trưng riêng gọi là thanh ren vuông. Là loại thanh ren được sản xuất riêng biệt, không dùng kết hợp với Ecu ( đai ốc ) thông thường mà được sử dụng cùng với bát chuồn ( hay còn gọi là tán chuồn ). Có khả năng chống chịu được sức ép, chịu lực lớn, chủ yếu được dùng trong thi công công trình xây dựng, thi công kết cấu cốt pha, giằng xà…

Mọi thông tin chi tiết xin quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty TNHH phát triển thương mại Thọ An theo hotline: 0986.068.715 / 0964 788 985 hoặc email: bulongthanhren@gmail.com / thoanservice@gmail.com để được tư vấn.

Tiêu chuẩn chế tạo các loại bu lông neo (bu lông móng)

$
0
0

Bu lông neo hay bu lông móng dùng để cố định các kết cấu, được sử dụng nhiều trong thi công hệ thống điện, trạm biến áp, hệ thống nhà xưởng, nhà máy, nhà thép kết cấu.

Bu lông neo (bu lông móng) có có nhiều loại. Bởi vậy hình dạng, kích thước, đường kính của bu lông cũng khác nhau. Các tiêu chuẩn chế tạo bu lông móng có ý nghĩa quan trọng khi thực hiện các dự án lớn. Vì vậy, cần phải đánh giá và xem xét kỹ lưỡng về tiêu chuẩn bu lông móng trước khi đưa ra lựa chọn loại bu lông phù hợp.

bu-long-neo-mong1

Bu lông neo (bu lông móng) của Công ty TNHH phát triển thương mại Thọ An được sản xuất theo các tiêu chuẩn của các công ty sản xuất bu lông neo móng hàng đầu thế giới như JIS, GB, Din và bằng thực tế kinh nghiệm chế tạo bu lông của công ty. Trong bài viết này, chúng tôi xin phép được giới thiệu với quý vị về các loại bu lông neo (bu lông móng) và tiêu chuẩn sản xuất chúng:

Các loại bu lông neo (bu lông móng) và tiêu chuẩn sản xuất chúng

1.Bu lông neo móng bẻ chữ L

tieu-chuan-che-tao-bu-long-neo-mong-kieu-l

Tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo móng kiểu L

2.Bu lông neo móng kiểu J

tieu-chuan-che-tao-bu-long-neo-mong-kieu-j

Tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo móng kiểu J

3.Bu lông neo móng kiểu LA

tieu-chuan-che-tao-bu-long-neo-mong-kieu-la

Tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo móng kiểu LA

4.Bu lông neo móng kiểu JA

tieu-chuan-che-tao-bu-long-neo-mong-kieu-ja

Tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo móng kiểu JA

5.Bu lông neo móng kiểu chẻ

tieu-chuan-che-tao-bu-long-neo-mong-kieu-che

Tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo móng kiểu chẻ

Các tiêu chuẩn về kích thước ở trên chính là tiêu chuẩn sản xuất bu lông neo (bu lông móng) tại công ty Thọ An đồng thời là tài liệu tham khảo khi quý vị tham gia thiết kế có tính toán đến phần neo móng.

Công ty TNHH Thọ An địa chỉ cung cấp sản phẩm bu lông neo móng chất lượng. Liên hệ ngay với Thọ An để biết thêm chi tiết hoặc truy cập website của chúng tôi bulongthanhren.vn.

bu-long-mong-2

Tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo móng kiểu L.A

$
0
0

Bu lông neo móng kiểu L.A

bu-long-neo-mong-l-a

Có nhiều loại bu lông neo móng dùng cho kết cấu trong xây dựng. Mỗi loại bulong leo móng có những tiêu chuẩn riêng để sản xuất. Trong bài này, Thọ An xin giới thiệu với bạn đọc về tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo móng kiểu L.A.

Bảng tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo móng L.A

tieu-chuan-che-tao-bu-long-neo-mong-kieu-l-a1

Đường kính d b L1
d Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai
M10 10 ±0.4 30 ±5 40 ±5
M12 12 ±0.4 35 ±6 50 ±5
M14 14 ±0.4 35 ±6 65 ±5
M16 16 ±0.5 40 ±6 70 ±5
M18 18 ±0.5 45 ±6 80 ±5
M20 20 ±0.5 50 ±8 85 ±5
M22 22 ±0.5 50 ±8 90 ±5
M24 24 ±0.6 80 ±8 100 ±5
M27 27 ±0.6 80 ±8 110 ±5
M30 30 ±0.6 100 ±10 120 ±5

Như vây, các bạn đã biết về tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo móng L.A. Công ty Thọ An dựa trên tiêu chuẩn này để sản xuất các sản phẩm bu lông neo móng L.A chất lượng tốt nhất. Khi cần tư vấn về bu lông neo móng nói chung, bu lông neo móng kiểu L.A nói riêng, các bạn vui lòng gọi hotline: 0986 068 715 – 0964 788 985. Thọ An hân hạnh được phụ vụ!

Ứng dụng của bu lông đinh hàn (Welding Stud)

$
0
0

Bu lông đinh hàn (Welding Stud) được làm từ thép cacbon, thép hợp kim hoặc thép không gỉ. Một bộ đinh hàn gồm đinh hànvòng gốm. Vòng gốm ngăn hồ quang bắn và xỉ hàn bắn ra xung quanh. Đinh hàn được dùng phổ biến rộng rãi trong xây dựng. Vậy ứng dụng của đinh hàn là gì?

bu-long-dinh-han

Ứng dụng của bu lông đinh hàn

Bu lông đinh hàn có các ứng dụng sau:
– Được dùng trong lĩnh vực xây lắp cầu đường, nhà xưởng, cầu kết cấu thép. Bu lông đinh hàn có tác dụng tăng liên kết khối bê tông với khung thép.
– Được dùng trong thi công sàn sàn liên hợp thép và bê tông, thi công sàn Deck, nhà xưởng, nhà cao tầng không cốt pha. Bu lông đinh hàn có tác dụng gắn kết hệ sàn deck với hệ dầm chịu lực, chống trượt giữa bê tông và sàn. Do đó, hệ khung thép được gắn kết thành một khối thống nhất.

cau-tao-dinh-han

Thọ An – địa chỉ cung cấp bu lông đinh hàn, đinh chống cắt, welding stud uy tín. Quý khách vui lòng truy cập website bulongthanhren hoặc bulongcapben.vn để biết thêm chi tiết hoặc gọi hotline:  0964 788 985 – 0983 687 420.

Tiêu chuẩn sản xuất bu lông neo kiểu J.A

$
0
0

Hình dáng của bu lông neo móng JA:

bu-long-neo-mong-ja1

Bảng tiêu chuẩn sản xuất bu lông neo móng kiểu JA

Mỗi loại bu lông neo móng có tiêu chuẩn sản xuất chuẩn riêng. Dưới đây là bảng tiêu chuẩn cho sản xuất bu lông neo móng JA.

tieu-chuan-che-tao-bu-long-neo-mong-kieu-ja1

Đường kính d b h
d Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai
M10 10 ±0.4 30 ±5 50 ±5
M12 12 ±0.4 35 ±6 65 ±5
M14 14 ±0.4 35 ±6 70 ±5
M16 16 ±0.5 40 ±6 85 ±5
M18 18 ±0.5 45 ±6 90 ±5
M20 20 ±0.5 50 ±8 100 ±5
M22 22 ±0.5 50 ±8 110 ±5
M24 24 ±0.6 80 ±8 125 ±5
M27 27 ±0.6 80 ±8 150 ±5
M30 30 ±0.6 100 ±10 160 ±5

 

Sản xuất trên dây chuyền và công nghệ hiện đại, bu lông neo móng JA của Thọ An luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vui lòng liên hệ với Thọ An qua hotline: 0986 068 715 – 0964 788 985 để được tư vấn.

Tiêu chuẩn sản xuất bu lông neo móng kiểu chẻ

$
0
0

Bu lông neo móng là vật liệu không thể thiếu trong xây đựng đổ móng công trình, nhà cửa. Trên thị trường có nhiều doanh nghiệp sản xuất và phân phối bu lông neo móng. Công ty TNHH Phát triển thương mại Thọ An là cái tên tiêu biểu. Thọ An chuyên sản xuất bu lông neo móng chất lượng cao và được khách hàng tin dùng nhiều năm qua. Quy trình sản xuất bu lông neo móng của Thọ An có phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định. Vậy tiêu chuẩn sản xuất bu lông neo móng của Thọ An như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn sản xuất bu lông neo móng kiểu chẻ.

Bảng tiêu chuẩn chế tạo bu lông neo móng kiểu chẻ

tieu-chuan-che-tao-bu-long-neo-mong-kieu-che1

Đường kính a b c
d Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai
M10 30 ±0.3 30 ±5 15 ±2
M12 36 ±0.3 35 ±6 18 ±2
M14 40 ±0.3 35 ±6 20 ±2
M16 48 ±0.3 40 ±6 24 ±2
M18 56 ±0.3 45 ±6 30 ±2
M20 60 ±0.3 50 ±8 30 ±2
M22 70 ±0.3 50 ±8 32 ±2
M24 75 ±0.3 80 ±8 36 ±2
M27 80 ±0.3 80 ±8 40 ±2
M30 95 ±0.3 100 ±10 40 ±2

Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập website của Thọ An http://bulongthanhren.vn/

Xem thêm: Tiêu chuẩn sản xuất bu lông neo kiểu J.ATiêu chuẩn chế tạo bu lông neo móng kiểu L.ABảng tiêu chuẩn kỹ thuật bu lông neo móng JBu lông neo móng chữ L và tiêu chuẩn sản xuất

Liên kết bu lông

$
0
0

Khi liên kết bu lông chịu tác dụng của lực dọc N đi qua trọng tâm chịu kéo của liên kết thì lực phân phối lên các bu lông coi như đều nhau.

Khả năng chịu lực tính toán của một bulông được tính như sau:

  • Chịu cắt: [N]vb = fvbγbAnv
  • Chịu ép mặt: [N]cb = fcbγbd∑t
  • Chịu kéo: [N]tb = ftbAbn

trong đó:

fvb , fcb , ftb – lần lượt là cường độ tính toán chịu cắt, chịu ép mặt và chịu kéo của bu lông;

d – đường kính ngoài của bu lông;

A = πd2/4 – diện tích tiết diện tính toán của thân bu lông;

Abn – diện tích tiết diện thực của thân bu lông

∑t – tổng chiều dày nhỏ nhất của các bản thép cùng trượt về một phía;

nv – số lượng các mặt cắt tính toán;

γb – hệ số điều kiện làm việc của liên kết bulông, lấy theo bảng

Hệ số điều kiện làm việc γ

Số lượng bulông trong liên kết khi chịu lực dọc N được tính theo công thức: n≥N/([N]minϒc)

[N]min – giá trị nhỏ nhất trong các khả năng chịu lực của một bulông tính theo công thức trên.

Khi tác dụng của mômen gây trượt các cấu kiện được liên kết thì lực phân phối cho các bu lông tỷ lệ với khoảng cách từ trọng tâm của liên kết đến bu lông khảo sát.

Bu lông chịu cắt và kéo đồng thời được kiểm tra chịu cắt và kéo riêng biệt. Bu lông chịu cắt do tác dụng đồng thời của lực dọc và mômen được kiểm tra theo hợp lực của các nội lực thành phần.

Khi các cấu kiện được liên kết với nhau qua cấu kiện trung gian, hoặc khi dùng bản nối ở một phía thì khi đó số lượng bu lông phải tăng lên 10% so với tính toán.


Quy định sử dụng các cấp bền của bu lông

$
0
0

Chào xuân Đinh Dậu – Thọ An kính chúc quý khách hàng một năm mới An Khang Thịnh Vượng.

Để chuẩn bị cũng như tiếp tục thực hiện các dự án dang dở, trong bài viết này chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc Quy định sử dụng các cấp bền của bu lông trong các điều kiện khác nhau giúp quý khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với yêu cầu của công trình.

Bảng – Quy định sử dụng các cấp bền của bulông trong các điều kiện làm việc khác nhau

Ngoài quy định sử dụng các cấp bền của bulông trong các điều kiện làm việc khác nhau thì Diện tích tiết diện của bu lông và Đặc trưng cơ học của bu lông cường độ cao cũng là hai yếu tố đáng quan tâm của bu lông. Bởi khi ta xác định được chính xác diện tích tiết diện và hiểu được đặc trưng cơ học của từng bu lông mình sử dụng sẽ giảm thiểu được chi phí, thời gian và công sức lắp đặt. Dưới đây là bảng Diện tích tiết diện của bulông A, Abn và Đặc trưng cơ học của bu lông cường độ cao mà công ty Thọ An chúng tôi đã tổng hợp bạn có thể tham khảo.

Bảng – Diện tích tiết diện của bulông A, Abn

 

Bảng – Đặc trưng cơ học của bulông cường độ cao

Mọi thắc mắc cũng như muốn biết thông tin chi tiết xin quý khách hàng vui lòng liên hệ theo hotline 0986.068.715 / 0964 788 985 để được tư vấn, hỗ trợ. Công ty TNHH phát triển thương mại Thọ An rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

 

Phân biệt các loại liên kết bu lông cường độ cao

$
0
0

Ngày nay, bu lông cường độ cao được dùng nhiều trong kết cấu thép tại các công trình xây dựng ở nước ta. Tuy nhiên, qua theo dõi một số công trình kết cấu thép do nhà nước và nước ngoài đầu tư cho thấy rằng cách xiết bu lông tại các công trường là rất là khác nhau. Bài viết này đề cập đến cách phân biệt các loại liên kết bu lông cường độ cao giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các loại liên kết bu lông cường độ cao.

Ta đều biết, liên kết bu lông trong kết cấu thép có thể chia làm 3 loại: Liên kết chịu cắt, liên kết không trượt và liên kết chịu kéo.

1. Liên kết chịu cắt: lực tác động vuông góc với thân bu lông, thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép.
Ưu điểm: Liên kết này đơn giản, dễ thi công, chịu lực tốt
Nhược điểm: Bị trượt do lỗ có kích thước lớn hơn thân bu lông. Liên kết này hay dùng cho kết cấu nhà mà sự trượt không gây ảnh hưởng. Bu lông không cần được xiết chặt lắm chỉ cần đến mức khít chặt không có khe hở giữa các bản thép. Vậy nếu dùng bu lông cường độ cao trong liên kết này thì cũng không cần xiết bu lông quá mạnh, chỉ cần dùng 1 clê chuẩn là đủ.

2. Liên kết không trượt: Cũng chịu lực vuông góc thân bu lông, nhưng bu lông được xiết hết sức chặt từ đó sinh ra ma sát giữa các bản thép, không cho trượt. Liên kết này dùng cho những kết cấu không cho phép trượt như: dầm cầu trục, kết cấu chịu lực động, cầu… Trong kết cấu này bulong phải được xiết đến một lực căng lớn được quy định bởi thiết kế, do đó phải là bu lông cường độ cao. Việc xiết bu lông phải đảm bảo đạt được lực căng khống chế, đó là vấn đề khó.

3. Bu lông chịu kéo: Trong liên kết mà lực dọc theo chiều bu lông, bu lông chịu kéo (ví dụ: liên kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà). Trong tiêu chuẩn TCVN hiện nay không yêu cầu xiết bu lông chịu kéo như thế nào, tuy nhiên tiêu chuẩn các nước khác như: Mỹ, Úc… đều yêu cầu bu lông phải được xiết đến lực lớn hơn lực nó sẽ chịu khi làm việc dưới tải, để cho các mặt bích không bị tách ra.

Vậy với liên kết loại 2 và 3, bu lông cường độ cao phải được xiết đến lực quy định bởi thiết kế với một sai số cho phép.

Bu lông neo, móng và những ứng dụng

$
0
0

Trong các công trình xây dựng từ nhỏ đến lớn như: nhà thép tiền chế, móng kho xưởng, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng, công trình giao thông, … thì bulong neo (móng) đóng vai trò quan trọng trong kết cấu cũng như chất lượng của cả công trình sau này.

Bulong móng hay còn được gọi là bulong neo theo tên tiếng Việt và Anchor bolt được dịch theo tiếng Anh là chi tiết giúp tạo liên kết ở chân móng giữa cột với nền. Bu lông neo móng được sử dụng trong thi công hệ thống cột điện, cột đèn, các trụ móng…
Như ta đã biết bulong neo móng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Vậy bu lông neo móng có ứng dụng gì? Hãy cùng Thọ An tìm hiểu nhé!
1. Sử dụng trong thi công nhà xưởng, nhà công nghiệp
Bu lông neo móng dùng để bắt đế của chân cột nhà xưởng hay còn gọi là nhà thép tiền chế, nó là bộ phận quan trọng giúp tạo độ cứng vững chãi cho toàn bộ hệ thống mái của nhà xưởng.
2. Sử dụng để giữ chân hoặc đế máy
Khi lắp đặt các hệ thống máy móc trong nhà máy người ta hay sử dụng bu lông neo móng để neo giữ chân máy cố định với nền móng để giảm rung động và tránh gây sai số cho máy móc trong quá trình làm việc.
3. Sử dụng trong thi công hệ thống cột điện, cột đèn chiếu sáng
Bulong móng dùng trong thi công hệ thống cột điện thường ở ngoài trời nên phần ren phải được bảo vệ bằng cách mạ nhúng nóng, đảm bảo cho bu lông không bị gỉ hoặc ăn mòn do axit có trong nước mưa, đầu của bu lông được bảo vệ bằng cách lắp thêm đai ốc có mũ. Sau một thời gian mũ đai ốc có thể bị han gỉ nhưng con bu lông và phần ren vẫn được bảo vệ an toàn, ta chỉ việc thay đai ốc mũ là được.
4. Định vị chân cẩu, cẩu trục cảng biển hoặc trong nhà máy
Bu lông neo giúp định vị các chân cẩu trục, cẩu cảng, chân các điểm neo giữ tàu thuyền…
Ngoài ra, công ty Thọ An còn gia công các loại bu lông cấp bền, bu lông cường độ cao, ốc vít, đinh hàn, thanh ren, guzong, … với chất lượng và giá cả hợp lý theo yêu cầu về chất lượng hoặc bản vẽ của khách hàng.

Bu lông đầu lục giác trong thi công nhà thép

$
0
0

Trong thi công nhà thép lượng bu lông chỉ được sử dụng từ 1-3% tổng khối lượng sắt thép của công trình, tuy số lượng sử dụng bu lông không nhiều nhưng giá trị và tiện ích mà chúng đem lại thì rất hiệu quả.

Bu lông đầu lục giác là loại bu lông được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các ngành cơ khí, xây dựng, cầu đường, sản xuất xe,… đặc biệt là dùng trong thi công nhà thép.

Loại bu lông này có phần đầu hình lục giác sáu cạnh đều nhau, phần thân là ren suốt hoặc ren lửng. Bu lông được sử dụng chung với đai ốc (Tán lục giác, Ê-cu) dùng để lắp xiết chặt các chi tiết vị trí hàn gắn lại với nhau, ngoài ra có thể sử dụng thêm long đền phẳng hoặc long đền vênh để giữ cân bằng.

Thông thường bu lông đầu lục giác có các cấp độ như sau: Cấp bền 4.5 , 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, 12.9… Bu lông Inox 201, 304, 316…

Tùy vào mục đích sử dụng công năng của mỗi loại mà người sử dụng lựa chọn loại phù hợp nhất để tiết kiệm chi phí.

Nguyên lý làm việc của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của bulong và đai ốc liên kết các chi tiết lại với nhau.

Mối lắp ghép bằng bu lông có thể chịu tải trọng kéo, uốn, cắt, mài mòn… có độ ổn định lâu dài, khả năng tháo lắp cũng như hiệu chỉnh mối ghép dễ dàng, nhanh chóng mà không đòi hỏi công nghệ phức tạp. Do có nhiều công dụng nên sản phẩm bu lông có mặt ở tất cả các lĩnh vực.

Đối với lĩnh vực thi công nhà thép thường sẽ chọn bu lông có độ bền từ 4.6 – 10.9 là phù hợp. Nên chọn cấp độ của bu lông phù hợp với trọng lượng mà nó sẽ chịu lực.

Đối với bu lông 4.6 thì có giới hạn bền như sau:

– Giới hạn bền chảy thấp nhất: 240 mpa

– Giới hạn bền kéo thấp nhất: 400 mpa

Đối với bu lông 5.6 thì có giới hạn bền như sau:

– Giới hạn bền chảy thấp nhất: 300 mpa

– Giới hạn bền kéo thấp nhất: 500 mpa

Đối với bu lông 6.6 thì có giới hạn bền như sau:

– Giới hạn bền chảy thấp nhất: 360 mpa

– Giới hạn bền kéo thấp nhất: 600 mpa

Đối với bu lông 8.8 có đường kính < 16mm  thì có giới hạn bền như sau:

– Giới hạn bền chảy thấp nhất: 610 mpa

– Giới hạn bền kéo thấp nhất: 800 mpa

Đối với bu lông 8.8 có đường kính > 16mm  thì có giới hạn bền như sau:

– Giới hạn bền chảy thấp nhất: 660 mpa

– Giới hạn bền kéo thấp nhất: 830 mpa

Đối với bu lông 10.9 thì có giới hạn bền như sau:

– Giới hạn bền chảy thấp nhất: 940 mpa

– Giới hạn bền kéo thấp nhất: 1000 mpa

Ta dễ thấy rằng, bu lông cấp bền càng cao thì giới hạn bền chảy thấp nhất và giới hạn bền kéo thấp nhất càng tăng.

Mọi thông tin về sản phẩm cũng như phương thức đặt hàng quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0986.068.715 – 0982.831.985 để nhận được sự tư vấn tận tình, cùng mức giá ưu đãi nhất. Thọ An rất vui khi được phục vụ quý khách hàng.

Ưu điểm và ứng dụng của Tắc kê nở đạn

$
0
0

Tắc kê nở đạn là sản phẩm đang được rất nhiều người sử dụng. Hãy cùng cty Thọ An khám phá những ưu điểm của nó để trả lời cho câu hỏi tại sao nó lại được nhiều người sử dụng đến vậy nhé!

Tắc kê nở đạn có những ưu điểm nổi bật mà các sản phẩm cơ khí khác không có như:

– Phẳng với bề mặt vật liệu nền sau khi lắp đặt, không nhô ra ngoài

– Độ sâu neo cạn nên khoan lỗ nông hơn và ít rủi ro đụng thép

– Nếu tháo bản mã đi Tắc kê cũng không gây vướng

– Mũi đục lắp đặt sẽ in dấu trên miệng tắc kê giúp nhận biết đã đủ lực nở

– Việc kiểm tra trực giác độ giãn nở dễ dàng nhờ mũi đục lắp đặt

– Tạo điểm bu lông neo dài hạn trong bê tông, tường gạch và khối xây đặc

– Có thể dùng chung với tất cả các loại bu lông lục giác, ty ren và vít ren

Ứng dụng của tắc kê nở đạn

– Chuyên dùng cho công tác lắp đặt treo các hệ thống cơ điện trên trần bê tông, Pát treo khung xương trần giả, máng cáp điện, bảng hiệu, tay vịn cầu thang, lan can

Có thể thấy, tắc kê nở có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Bởi vậy, chúng có vai trò rất quan trọng mà nếu thiếu chúng, nhiều công trình sẽ không thể hoàn thiện.

Công ty TNHH phát triển thương mại Thọ An chuyên phân phối tắc kê nở đạn và các sản phẩm cơ khí khác. Hãy nhanh chóng gọi cho chúng tôi trong thời gian sớm nhất nếu bạn có nhu cầu mua tắc kê nở đạn hay bất cứ sản phẩm cơ khí nào. Chúng tôi sẽ đáp ứng đầy đủ cho các bạn cả về số lượng lẫn chất lượng và giá cả.

Viewing all 117 articles
Browse latest View live